Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Khủng bố tại Paris, ước mơ du học Pháp có thành hiện thực ?

Du học Pháp không chỉ là ước mơ của rất nhiều thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam mà còn là ước mơ của nhiều bạn học sinh, sinh viên trên toàn thế giới. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, an ninh tại Pháp đang được đặt trong tình trạng cảnh giác cực kì cao do hậu quả của các cuộc khủng bố liên tiếp. Liệu ước mơ du học Pháp của các bạn trẻ có vì thế mà lung lay ?

Gần đây, Pháp liên tiếp chịu các đợt khủng bố từ các phần tử cực đoan trên thế giới mà đáng kể nhất là lần tấn công nhắm vào tòa soạn Charlie Hebdo và đợt khủng bố vào thứ 6 ngày 13 tháng 11 vừa rồi làm hơn 100 người thiệt mạng tại Paris.
Nước Pháp chưa bao giờ bất ổn đến thế. Chủ đề về an ninh tại Pháp chưa bao giờ nóng như hiện nay. Thật vậy, kể từ đầu năm nay, nước Pháp đã phải đặt tình trạng an ninh lên mức báo động cảnh giác sau cuộc tấn công vào tòa soạn Charlie Hebdo vào đầu tháng 1 làm 12 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Ở tất cả các trường học và nơi công cộng, Pháp đã đặt rất nhiều biển báo cảnh giác để người dân đề phòng. Đồng thời, binh lính Pháp thường xuyên đi tuần trên phố và quanh các trường học, để đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên và người dân tại Pháp.

Binh lính Pháp tuần hành đảm bảo an toàn cho người dân

Ngày 13 tháng 11 năm 2015, thứ 6 đẫm máu tại thủ đô Paris, Pháp, hơn 100 người dân vô tội đã thiệt mạng trong vụ tấn công của các phần tử cực đoan mà IS đã nhận trách nhiệm nhằm trả đũa việc Pháp tham gia chiến tranh tại Syria. Cả thế giới hiện nay đang bày tỏ sự đồng cảm và sẻ chia đối với Pháp. Ngay lập tức, tổng thống François Holland đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên khắp nước Pháp.
Ảnh etat d’urgence
Mức độ báo động cao nhất từ 25 năm trở lại đây

Câu hỏi đặt ra là : Với tình hình hiện nay, liệu ước mơ du học Pháp của các bạn học sinh, sinh viên có bị lung lay không ?

Sức mạnh quân sự của Pháp
Cộng đồng chung châu Âu được thành lập từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 với mục đích vực dậy, phát triển nền kinh tế của các nước thành viên với tiêu chí hòa bình và ổn định trong toàn khu vực. Châu Âu đã từ lâu đã phấn đấu để trở thành biểu tượng của hòa bình, là trái tim của thế giới. Những cỗ xe tăng Đức hung hãn chỉ còn trong quá khứ. Tất cả các nước châu Âu đều tập trung ổn định kinh tế, và duy trì hòa bình trong khu vực.
Chính vì lẽ đó mà châu Âu gần như không đầu tư vào quân sự và hiện nay chưa có quân đội châu Âu. Chỉ có một nước duy nhất trong châu Âu vẫn đầu tư nhiều về quân sự đó là Pháp. Chính vì lẽ đó mà Pháp là một trong số ít các quốc gia nắm giữ các thành tựu trong nghiên cứu tên lửa và đầu đạn hạt nhân. Sức mạnh quân sự của châu Âu hiện nay có thể được coi là tập trung hầu hết ở Pháp. Cũng vì thế mà Pháp đã tham gia cuộc chiến tại Syria như một sự lên tiếng của cộng đồng chung châu Âu chống lại khủng bố trên thế giới. Có thể thấy sức mạnh quân sự của Pháp rất mạnh mẽ, bởi nó đại diện cho cả châu Âu và chắc chắn có thể đảm bảo an ninh cho người dân tại Pháp.

Máy bay chiến đấu của Pháp
Sự ủng hộ từ khắp nơi trên thế giới.
Một điều nữa là hiện nay, rất nhiều cá nhân và quốc gia trên thế giới đang bày tỏ sự đồng cảm, sẻ chia và sẵn sàng ủng hộ Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố. Đây là lí do vô cùng quan trọng để khẳng định lại rằng hành động khủng bố tại Pháp là lời tuyên chiến của nhà nước hồi giáo tự xưng IS với toàn thế giới. Có thể nói rằng không có sức mạnh nào lớn hơn tinh thần đoàn kết của cả thế giới khi mà Pháp hiện nay đang là biểu tượng và là nơi hội tụ toàn thể ý chí của cả nhân loại.

Nơi nguy hiểm nhất trở thành nơi an toàn nhất.
Tổ chức hồi giáo tự xưng IS là tổ chức khủng bố đứng ra nhận trách nhiệm cho cuộc tấn công ở Paris, Pháp vào thứ 6 ngày 13 tháng 11 vừa rồi. Đây là một tổ chức cực đoan sở hữu những vũ khí hạng nặng. Tuy nhiên có thể thấy là lực lượng của tổ chức này vẫn còn nhỏ và sức mạnh quân sự còn rất mong manh bởi lẽ chúng không thể đấu trực tiếp với những đội quân hùng hậu trên thế giới như Mỹ, Nga hay Pháp được. Chính vì thế mà chúng chọn cách khủng bố nhỏ lẻ tại các địa điểm khác nhau nhằm trả đũa sự tham gia của các nước lớn trên thế giới vào cuộc chiến ở Syria.
Pháp đã vô tình trở thành nơi dễ tấn công nhất bởi vì Pháp rất gần với Hy Lạp và một số nước vùng biên giới của châu Âu. Những kẻ hồi giáo tự xưng, vì thế, đã lợi dụng chính sách nhân từ với người nhập cư của châu Âu mà trà trộn và gây khủng bố ở Pháp.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, những kẻ khủng bố chỉ có thể tấn công nhỏ lẻ tại các địa điểm rời rạc ít đề phòng mới mong đạt được mục đích. Một khi chúng đã tấn công Pháp, với sức mạnh quân sự và tình trạng an ninh được đặt lên mức khẩn cấp như hiện nay thì Pháp sẽ dư sức trấn áp và vì thế, ít có khả năng trở thành mục tiêu tấn công lần nữa của các phần tử khủng bố.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét