Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Làm thêm tại Pháp có thật sự dễ dàng?

Làm thêm tại Pháp có thật sự dễ dàng?
Mức lương SMIC tương đương 1200Euro ( tức 30 triệu VNĐ )  thật sự là một con số ước ao của nhiều bạn trẻ Việt Nam. Pháp là một đất nước có chi phí du học thấp nhất, nhiều chính sách hỗ trợ du học sinh như giảm tiền nhà ở, tiền học phí,... Nhiều du học sinh tìm mọi cách để có thể được sang Pháp du học với ý nghĩ mình có thể  tìm việc làm thêm để vừa học vừa làm. Nước Pháp sẽ hoa lệ và văn minh khi bạn đến đó để du lịch. Còn nếu thực sự sống và học tập ở đó, bạn sẽ phải vững vàng hơn để có thể vượt qua nhiều khó khăn và thử thách. Trình độ tiếng pháp là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn thành công trên con đường mình đang đi. Nếu không tự tin về tiếng, bạn nên theo học một khóa học dự bị tiếng tại Pháp trước khi ghi danh tại các trường đại học . Việc  chuẩn bị tiếng pháp tốt sẽ giúp bạn tìm được các công việc trong công ty Pháp để không bị bóc lột sức lao động  và trả lương thấp. Bản thân người viết đã từng du học tại Pháp 3 năm và đã từng làm rất nhiều công việc làm thêm.  Dưới đây sẽ là những “mảng tối” mà người viết đã gặp phải khi du học tại Pháp:
1.       Nhà hàng, quán ăn của người Việt, Trung quốc, Ấn độ:
Không cần phải giao tiếp giỏi tiếng pháp, bạn chỉ cần chăm chỉ. Ở đây, mọi luật pháp của nước Pháp đều không có hiệu lực. Chủ quán ăn sẽ trả cho bạn 1 buổi tối làm việc từ 18h đến 24h là 20 Euro (tức 3.3 Euro/tiếng).  Trong khi đó luật Pháp quy định 1 tiếng làm việc sẽ được trả 7 Euro. Thường bạn sẽ không được ký hợp đồng mà khi nào chủ quán cần đến bạn họ sẽ gọi điện trước hoặc đưa ra một lịch làm việc cho bạn. Bạn sẽ không được khai báo với tòa thị chính. Công việc này rất bấp bênh. Một số quán ăn đã được các cựu du học sinh cảnh báo lên các diễn đàn vì không chịu trả lương cho nhân viên, đối xử với nhân viên không tốt, bắt nhân viên làm nhiều việc liên tục.
2.       Phân biệt chủng tộc:
Ở các bản tin của trường đại học, sẽ có rất nhiều thông báo tuyển nhân viên. Nếu đọc kỹ, bạn sẽ thấy họ yêu cầu bạn phải mang quốc tịch Pháp mới được nhận.
Sẽ có rất nhiều người Pháp yêu văn hóa Châu Á nhưng cũng có nhiều người không thích nó. Các chủ người Pháp có thể đánh trượt bạn ngay từ “vòng gửi xe” vì bạn là người Châu Á.
3.       Trình độ tiếng pháp:
Nếu tiếng pháp ở mức trung bình khá hoặc khá, bạn chỉ có thể làm việc tại các quán ăn của người Châu Á.  Ở các công ty Pháp hay nhà hàng ở Pháp, quản lý muốn một nhân viên nói tiếng pháp thành thạo để không gặp trở ngại trong công việc. Bạn phải có đủ năng lực để giao tiếp hằng ngày và công việc chuyên môn với nhân viên. Ngoài ra, nếu làm nhân viên bán hàng, tiếng pháp phải đủ tự tin để có thể tư vấn cho khách hàng. Bạn có bộ hồ sơ đẹp nhưng không thuyết phục được nhà tuyển dụng  trong cuộc phỏng vấn, bạn chắc chắn sẽ trượt.
4.       Cạnh tranh trong tìm việc:
Không chỉ riêng du học sinh Việt cần việc làm thêm mà chính sinh viên Pháp hay nhiều người di cư bất hợp pháp cũng đi tìm những công việc làm thêm. Để chắc chắn kỳ nghỉ hè này, bạn sẽ có 1 công việc để làm thêm thì hãy cố gắng in nhiều CV và thư xin việc rồi chăm chỉ rải khắp các quán ăn, nhà hàng hay gửi qua email. Nếu may mắn, kỳ nghỉ hè thông thường bạn có thể kiếm được 2000-3000 Euro trong 3 tháng.
5.       Kết quả học tập:

Trước khi đi du học, người viết có nghe kể rằng các du học sinh sang Pháp cứ thoải mái đi làm thêm còn công việc học tập cứ mặc kệ. Vì họ bảo ở Pháp có thể học lại đến 5 năm, tiền học lại không đáng bao nhiêu. Nó chỉ đúng ở một phần nào thôi nhé. Đối với các trường công lập, các bạn chỉ được học lại đến tối đa 2 năm . Đối với các trường tư như “Grandes Ecoles” hay “ESC” , mỗi một môn học lại bạn phải nộp 500 EURO và nếu không qua bạn có thể bị đình chỉ học tập bất cứ lúc nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét