Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Điều kiện xin Visa học dự bị tiếng tại Pháp

Một số bạn sinh viên thắc mắc về thủ tục xin Visa rất khó khăn. Qua một thời gian nghiên cứu và khảo sát thông qua các cựu du học sinh đã từng đạt được Visa học dự bị tiếng tại Pháp, Việt Pháp Á Âu khẳng định có thể gỡ rối tất cả các vướng mắc của các bạn trong việc xin Visa. Hiện nay, đại sứ quán Pháp tại Việt nam ngày càng mở rộng cánh cửa Visa cho các du học sinh muốn sang Pháp học dự bị tiếng với các điều kiện sau đây:
  • -          Chứng chỉ TCF 200
  • -          Có giấy nhập học vào chương trình cử nhân năm 1 tại trường đại học ghi danh sẽ đảm bảo tuyệt đối được nhận Visa.
  • -          Giấy nhập học dự bị tiếng Pháp tại trường dạy tếng tại Pháp ( thời gian học phải trên 6 tháng).
  • -          Giấy xác nhận đã có chỗ để ở tại Pháp.
  • -          Bản sao các văn bằng, bản điểm đều phải được dịch ra tiếng Pháp và có công chứng.
  • -          Giấy chứng minh tài chính với số tiền 7380 Euro.
  • -          Định hướng học tập “ Projet d’étude” và làm việc “Projet de professionnel” phải rõ ràng, minh bạch và nghiêm túc. Ví dụ: bạn nên ghi rõ trong hồ sơ du học pháp về việc học dự bị tiếng pháp để làm gì. Có thể học tiếng để tự tin hơn khi theo học chương trình cử nhân bậc đại học. Vì ngành mà tôi đang theo học cần một vốn tiếng pháp tốt. Sau đó cũng nên nói một chút về nghề nghiệp trong tương lai. Học chuyên ngành này để có thể về nước làm việc trong lĩnh vực này vì ngành học này có khả năng phát triển trong tương lai khi Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập với quốc tế. ..
  • -          Như các bạn đã biết CampusFrance là một bộ phận của đại sứ quán Pháp tại Việt Nam. Cho nên khi bạn trình bày tốt về dự định của bản thân trong buổi phỏng vấn tại Campus, bạn sẽ không bị vặn vẹo nhiều khi phỏng vấn xin Visa.

Mọi thành công đều có 1 quá trình của nó. Bạn nên xây dựng nó từng bước và cố gắng tỉ mỉ trong từng công đoạn. Việt Pháp Á Âu có thể giúp bạn trong việc định hướng và lên kế hoạch sao cho phù hợp với bản thân bạn.

Hãy lien hệ ngay với chúng tôi để biết thêm thông tin 

Làm thêm tại Pháp có thật sự dễ dàng?

Làm thêm tại Pháp có thật sự dễ dàng?
Mức lương SMIC tương đương 1200Euro ( tức 30 triệu VNĐ )  thật sự là một con số ước ao của nhiều bạn trẻ Việt Nam. Pháp là một đất nước có chi phí du học thấp nhất, nhiều chính sách hỗ trợ du học sinh như giảm tiền nhà ở, tiền học phí,... Nhiều du học sinh tìm mọi cách để có thể được sang Pháp du học với ý nghĩ mình có thể  tìm việc làm thêm để vừa học vừa làm. Nước Pháp sẽ hoa lệ và văn minh khi bạn đến đó để du lịch. Còn nếu thực sự sống và học tập ở đó, bạn sẽ phải vững vàng hơn để có thể vượt qua nhiều khó khăn và thử thách. Trình độ tiếng pháp là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn thành công trên con đường mình đang đi. Nếu không tự tin về tiếng, bạn nên theo học một khóa học dự bị tiếng tại Pháp trước khi ghi danh tại các trường đại học . Việc  chuẩn bị tiếng pháp tốt sẽ giúp bạn tìm được các công việc trong công ty Pháp để không bị bóc lột sức lao động  và trả lương thấp. Bản thân người viết đã từng du học tại Pháp 3 năm và đã từng làm rất nhiều công việc làm thêm.  Dưới đây sẽ là những “mảng tối” mà người viết đã gặp phải khi du học tại Pháp:
1.       Nhà hàng, quán ăn của người Việt, Trung quốc, Ấn độ:
Không cần phải giao tiếp giỏi tiếng pháp, bạn chỉ cần chăm chỉ. Ở đây, mọi luật pháp của nước Pháp đều không có hiệu lực. Chủ quán ăn sẽ trả cho bạn 1 buổi tối làm việc từ 18h đến 24h là 20 Euro (tức 3.3 Euro/tiếng).  Trong khi đó luật Pháp quy định 1 tiếng làm việc sẽ được trả 7 Euro. Thường bạn sẽ không được ký hợp đồng mà khi nào chủ quán cần đến bạn họ sẽ gọi điện trước hoặc đưa ra một lịch làm việc cho bạn. Bạn sẽ không được khai báo với tòa thị chính. Công việc này rất bấp bênh. Một số quán ăn đã được các cựu du học sinh cảnh báo lên các diễn đàn vì không chịu trả lương cho nhân viên, đối xử với nhân viên không tốt, bắt nhân viên làm nhiều việc liên tục.
2.       Phân biệt chủng tộc:
Ở các bản tin của trường đại học, sẽ có rất nhiều thông báo tuyển nhân viên. Nếu đọc kỹ, bạn sẽ thấy họ yêu cầu bạn phải mang quốc tịch Pháp mới được nhận.
Sẽ có rất nhiều người Pháp yêu văn hóa Châu Á nhưng cũng có nhiều người không thích nó. Các chủ người Pháp có thể đánh trượt bạn ngay từ “vòng gửi xe” vì bạn là người Châu Á.
3.       Trình độ tiếng pháp:
Nếu tiếng pháp ở mức trung bình khá hoặc khá, bạn chỉ có thể làm việc tại các quán ăn của người Châu Á.  Ở các công ty Pháp hay nhà hàng ở Pháp, quản lý muốn một nhân viên nói tiếng pháp thành thạo để không gặp trở ngại trong công việc. Bạn phải có đủ năng lực để giao tiếp hằng ngày và công việc chuyên môn với nhân viên. Ngoài ra, nếu làm nhân viên bán hàng, tiếng pháp phải đủ tự tin để có thể tư vấn cho khách hàng. Bạn có bộ hồ sơ đẹp nhưng không thuyết phục được nhà tuyển dụng  trong cuộc phỏng vấn, bạn chắc chắn sẽ trượt.
4.       Cạnh tranh trong tìm việc:
Không chỉ riêng du học sinh Việt cần việc làm thêm mà chính sinh viên Pháp hay nhiều người di cư bất hợp pháp cũng đi tìm những công việc làm thêm. Để chắc chắn kỳ nghỉ hè này, bạn sẽ có 1 công việc để làm thêm thì hãy cố gắng in nhiều CV và thư xin việc rồi chăm chỉ rải khắp các quán ăn, nhà hàng hay gửi qua email. Nếu may mắn, kỳ nghỉ hè thông thường bạn có thể kiếm được 2000-3000 Euro trong 3 tháng.
5.       Kết quả học tập:

Trước khi đi du học, người viết có nghe kể rằng các du học sinh sang Pháp cứ thoải mái đi làm thêm còn công việc học tập cứ mặc kệ. Vì họ bảo ở Pháp có thể học lại đến 5 năm, tiền học lại không đáng bao nhiêu. Nó chỉ đúng ở một phần nào thôi nhé. Đối với các trường công lập, các bạn chỉ được học lại đến tối đa 2 năm . Đối với các trường tư như “Grandes Ecoles” hay “ESC” , mỗi một môn học lại bạn phải nộp 500 EURO và nếu không qua bạn có thể bị đình chỉ học tập bất cứ lúc nào.

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Chứng minh tài chính du học Pháp: chỉ với 1 triệu VNĐ bạn vẫn có thể du học

Khi làm thủ tục xét duyệt Visa du học Pháp, đại sứ quán Pháp sẽ yêu cầu bạn chứng minh tài chính của bạn. Để đảm bảo việc bạn có đủ điều kiện kinh tế để hoàn thành khóa học của bạn trong nhiều năm học tập mà không phải đi làm thêm. Hiện nay, việc di trú bất hợp Pháp tại các nước Châu Âu đang có xu hướng tăng lên. Chính phủ các nước như Anh, Pháp lo ngại rằng công dân của họ sẽ phải đối mặt với việc thiếu việc làm trầm trọng, không được trợ cấp đầy đủ, an ninh bất ổn, môi trường sống và làm việc chật hẹp,… Chính vì thế, một trong những biện pháp đưa ra để kìm hãm sự gia tăng dân số một cách phi hợp pháp tại Pháp, họ đề nghị tăng mức thu chứng minh tài chính của các du học sinh nước ngoài từ 6000 Euro đến 7380 Euro.


Chứng minh tài chính là một phần trong hồ sơ xin duyệt Visa

Chứng minh tài chính như thế nào?


 Bạn có thể lập một cuốn sổ tiết kiệm hoặc tạo một tài khoản thanh toán quốc tế bằng tiền VNĐ. Số tiền dư trong tài khoản phải tương đương với 7380 Euro. Sau đó, bạn sẽ nhờ xin giấy xác nhận của  ngân hàng nơi bạn gửi tiền bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

Việt Pháp Á Âu sẽ chứng minh tài chính cho bạn?


Bạn sẽ bị trượt visa nếu không có giấy xác nhận tài chính


Liệu bạn sẽ có ngay trong tay mình số tiền tiết kiệm 7380 Euro? Tôi chắc chắn là bạn không có. Rất nhiều sinh viên đã nhờ đến chúng tôi khi họ muốn đi du học nhưng  điều kiện kinh tế không đủ. Giấy chứng minh bạn có khoản tiền tiết kiệm đồng nghĩa bạn phải có 1 cuốn sổ tiết kiệm mang tên của bạn hay các tài sản thế chấp khác mang tên của bạn và bạn phải giải thích được nguồn gốc của nó.

Không phải nhiều lần đến ngân hàng để làm các giấy tờ thủ tục rườm rà. Bạn chỉ cần nộp cho chúng tôi bản Photo CMTND và bản sao Sổ hộ khẩu gia đình. Chúng tôi sẽ có trách nhiệm giao cho bạn:
  • -          Bản sao sổ tiết kiệm của ngân hàng
  • -          Giấy xác nhận số dư của sổ tiết kiệm kể trên.
Đơn giản phải không nào. Mọi khó khăn, trở ngại, bạn hoàn toàn có thể vượt qua nếu bạn dám thử. Đôi khi, ước mơ sẽ cứ mãi là ước mơ nếu bạn không bắt tay vào làm ngay từ bây giờ.

Hãy mơ giấc mơ về đất nước Pháp tươi đẹp nơi con người được đặt lên hàng đầu. Còn những khó khăn về hồ sơ du học và visa, hãy để những người am hiểu về nó hỗ trợ bạn.

Top 20 trường đại học Công Lập nên theo học tại Pháp ( Phần 2 )

Theo khảo sát của trang tạp chí điện tử “capital.fr”, các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khoa học, kỹ thuật và sức khỏe thường tìm được các vị trí tốt hơn các ngành khác. Thạc sỹ du học tại Pháp ngành thông tin được đánh giá chắc chắn có công việc ổn định sau 3 năm ra trường. Rất nhiều trong số các cử nhân, thạc sỹ đã trở thành quản lý và còn lại hầu như đều tìm được một công việc với mức lương trung bình là 29.200 Euro/ 1 Năm.  

Các khoa khác như toán học, công trình dân dụng, vật lý, hóa học,… đều là những ngành luôn luôn được nhà tuyển dụng cần. Đối với những sinh viên có bằng của trường đại học Pháp Toulouse 1 – Capitole ( hay còn được gọi là Toulouse School Economic được biết đến với giải Nobel về kinh tế ) bắt đầu sự nghiệp thông thường với mức lương từ 33.800 Euro/ 1 Năm – thu nhập bình quân trung bình của 1 quản lý tại Pháp. Kết quả tương đương với các trường đại học tư lớn danh tiếng của Pháp như HEC hay l’ESSEC.

Bảng thống kê theo trang web "capital.fr" đăng ngày 27/02/2015

Top 20 trường đại học Công Lập nên theo học tại Pháp (Phần 1)

Bạn có dự định được đi du học ở Pháp, nhưng bạn lo lắng không biết chất lượng đào tạo của các trường đại học công lập ở Pháp như thế nào. Bạn không biết nên chọn trường đại học tại pháp nào, chuyên ngành nào để thích hợp với năng lực của bản thân hay đáp ứng được nhu cầu việc làm vào thời điểm bạn ra trường. Vậy chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi của bạn thông qua bản thống kê chi tiết năm 2015 về Top 20 trường đại học nên học ở pháp theo chuyên ngành luật, kinh tế và quản lý theo tạp chí điện tử "capital.fr"


Thống kê theo trang web "capital.fr" vào ngày 27/02/2015

                                                          
Theo thống kê như trên, các bạn có thể thấy xếp hạng ở các thứ tự đầu tiên là các trường đại học tại Pháp nằm ở thành phố nhỏ. Một số bạn nghĩ rằng cứ phải đến Paris học thì chất lượng đào tạo mới là tốt nhất và ra trường sẽ có khả năng xin được việc cao hơn so với ở các thành phố nhỏ. Tuy nhiên, trong quá trình học tập bạn sẽ nhận ra rằng sự ồn ào, phức tạp của một thành phố đông dân cư , chi phí đắt đỏ, khó khăn trong việc tìm nhà,… sẽ ảnh hưởng đến một phần nào đó đến cuộc sống và học tập của bạn.

Mình sẽ tiếp tục cập nhật danh sách Top 20 trường đại học nên học ở Pháp theo chuyên ngành khoa học, kỹ thuật và sức khoẻ. 

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Tìm việc làm thêm trên đất Pháp

Dù ở Việt Nam hay ở Pháp, bạn sinh viên nào cũng mong muốn tự tìm kiếm một công việc làm thêm để có chút ít tiền chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày, không phụ thuộc nhiều vào tài chính gia đình, mua đồ phục vụ cho công việc học tập, hay chỉ là có thêm cơ hội va chạm và trải nghiệm với cuộc sống thực tế.

Ở pháp, mức lương tối thiểu ( SMIC ) là 8,27 Euro/ giờ làm việc thực tế ( đấy là mức lương gốc, có nghĩa lương chưa trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội bắt buộc). Trung bình, thời gian làm việc của một người Pháp trong năm là 35 giờ/ tuần. Trong khi đó, pháp luật cho phép sinh viên nước ngoài được làm việc 822.5 giờ/ năm. Tức là, số lượng thời gian này tương đương với một công việc bán thời gian hàng tuần ( tức là 17h/tuần) hoặc một công việc đủ thời gian trong vòng 3 tháng ( liên tục hay không liên tục).


Làm thêm tại các trang trại trồng nho, dâu tây khiến sinh viên thích thú nhất


Công việc làm thêm khi đi du học ở Pháp có thể là: trông trẻ theo giờ ( baby - sitting), bán hàng tại tiệm bánh mỳ hay trong siêu thị, hái nho hoặc dâu tây tại các trang trại, phục vụ tại nhà hàng , phụ bếp, nhân viên khảo sát khách hàng,....

Trước khi bước vào giai đoạn đi xin việc, mỗi bạn sinh viên cần phải chuẩn bị cho mình bộ hồ sơ xin việc gồm có thư xin việc ( lettre de motivation ) và CV. Một bộ hồ sơ nghiêm túc sẽ giúp cho bạn nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng và đến gần hơn với công việc mà bạn mong muốn. Chính vì thế hay trau chuốt cho hồ sơ của mình thật kỹ nhé.


Công việc làm thêm giúp bạn chi trả phần nào cuộc sống khi đi du học tại Pháp


Nhiều bạn chân ướt chân ráo mới đi du học đến Pháp nên chưa biết tìm việc ở đâu, như thế nào và làm sao để gửi thư xin việc. Lời khuyên là các bạn du học sinh có thể mày mò tìm việc làm tại Pháp trên trang Google, hay một số trang web đăng tin tuyển dụng như: Keljob, letudiant, job.pourlesjeunes, emploi,.... Tìm trên bản tin của nhà trường, tham gia vào các hội sinh viên của trường, gia nhập hội sinh viên Việt Nam tại vùng mà bạn sinh sống, sẽ là thông tin hữu ích để bạn sớm tìm ra công việc phù hợp với bản thân.

Du học sinh Việt chia ra hai mức lương ở Pháp. Mức lương làm việc tại các công ty của Pháp, các bạn sẽ hưởng trọn vẹn lương SMIC tức 1.200Euro ( làm việc 35 tiếng/tuần trong 1 tháng). Nếu làm việc cho các nhà hàng, quán ăn của Châu Á, các bạn chỉ được hưởng 5Euro/1 tiếng làm việc. Chưa kể, việc bóc lột sức lao động ( làm việc liên tục từ 9h đến 15h và 18h đến 24h), quỵt tiền lương, không khai báo sinh viên đến làm việc với tòa thị chính khiến nhiều sinh viên Việt rơi vào hoàn cảnh " dở khóc dở cười ". Số tiền lương không đủ để trang trải cuộc sống và bị bắt làm việc trong nhiều giờ.

Khó khăn, thách thức là vậy nhưng khi được cầm trên tay khoản tiền lương do chính mình làm ra chắc chắn sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều. Trong kỳ nghỉ hè, nếu chăm chỉ và may mắn, trong ba tháng sinh viên có thể thu nhập từ 3000-4000 Euro. Một số tiền đủ để sinh viên có thể sống một cách thoải mái trong một năm du học ở Pháp tiếp theo.

Để biết thêm thông tin chi tiết về du học Pháp, các bạn có thể liên hệ
Hotline:0983102258




Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

Du học Pháp: "Fille Au pair" để cải thiện khả năng tiếng pháp và tiết kiệm chi phí.

Bất kỳ một bạn trẻ nào trước khi nghĩ đến việc du Pháp đều tự đặt ra câu hỏi cho riêng mình rằng trình độ tiếng pháp như mình đã đủ để  giao tiếp tại Pháp chưa hay mình sẽ tự tìm ra nguồn tài chính nào để hỗ trợ việc học tập tại đại học Pháp. Nhiều bạn trẻ có điều kiện kinh tế có thể đăng ký một khóa học dự bị tiếng pháp trong vòng 6 tháng đến 1 năm tại các trường học tiếng ở Pháp trước khi ghi danh vào 1 trường đại học. Ngoài ra, các bạn có thể xin học bổng đối với những bạn học giỏi. Hoặc các bạn có thể tham gia vào các chương trình trao đổi giao lưu văn hóa giữa hai nước như chương trình Au Pair - vừa học vừa làm.

Chương trình này chỉ áp dụng cho bạn nữ và các bạn muốn học tiếng pháp. Các bạn sẽ được ở gia đình bản xứ hay còn gọi "Famille d'accueil", được trả tiền lương, được mua bảo hiểm nhưng đổi lại bạn sẽ giúp gia đình trông con của họ và làm một số công việc nhà.

Hình thức ở trọ chung với chủ nhà có thể còn khá lạ lẫm đối với nước ta nhưng ở những nước có nền văn hóa khác biệt như Anh, Mỹ, Pháp, Nhật,... thì sự lựa chọn này được nhiều du học sinh chọn lựa trong những tháng đầu du học. Với những du học sinh không có người thân hay bạn bè ở pháp có thể xin ở tạm một gia đình bản xứ một hay hai tháng sau đó các bạn có thể xin ra ở riêng ký túc xá hay nhà trọ riêng. Gia đình bản xứ sẽ là những người thân đầu tiên  khi đặt chân đến Pháp, thường các gia đình sẽ giữ thói quen liên lạc với du học sinh để tổ chức một vài bữa ăn nho nhỏ sau khi trả phòng.

Lợi ích khi ở "Famille d'accueil":

"Famille d'accueil"  có nghĩa là ở chung với gia đình người bản xứ khi đi du học Pháp. Khi gia đình người bản xứ có dư phòng trong nhà và có đủ điều kiện có thể cho một sinh viên đến ở nhà mình, họ có thê đăng ký với nhà trường để nhận du học sinh đến ở trọ. Bạn không cần phải lo lắng về chất lượng của gia đình cho ở nhờ này. Bởi một khi đã đăng ký, họ chịu sự quản lý của nhà trường. Thường họ khá thân thiện và có kinh nghiệm tiếp xúc cũng như giao tiếp đối với du học sinh quốc tế.


Món quà sinh nhật của chủ nhà


Lợi ích đầu tiên có thể kể đến là việc tiết kiệm chi phí khi đi du học Pháp. "Famille d'accueil" sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn so với việc thuê nhà riêng ở ngoài và sống trong môi trường an toàn. Một số gia đình bản xứ lo cho du học sinh các bữa ăn bản xứ với chi phí tiền ăn không cao. Nếu không, bạn có thể xin gia đình sử dụng bếp để nấu các món ăn Việt Nam.

Ngoài ăn chung, nếu ở chung nhà với gia đình bản xứ, bạn sẽ phải sử dụng tiếng pháp để giao tiếp với nhiều cấp bậc lưu loát khác nhau. Chính việc thực hành ngôn ngữ một cách hằng ngày, bạn sẽ thành thạo nhanh hơn thay vì học tiếng pháp một cách thụ động qua sách vở.

Để sống chung trong một môi trường đa quốc gia, các bạn học sinh nên bỏ túi một vài quy tắc sau.


1. Thông báo cho gia đình bản xứ biết nếu bạn không ăn cơm ở nhà,
2. Giúp đỡ gia đình những việc vặt
3. Giữ phòng bàn sạch sẽ ngăn nắp và xếp gọn
4. Phải xin phép gia đình bản xứ khi muốn mời bạn về nhà chơi
5. Tiền trọ hay các khoản sinh hoạt phí bạn cũng nên đóng đều đặn.

Lên đường đi du học là rời xa gia đình thân yêu, là rời xa vòng tay của bố mẹ, là đối mặt với những thử thách mới và học cách trưởng thành trong một môi trường hoàn toàn xa lạ. Dù không hoàn toàn thay thế được gia đình của bạn, nhưng gia đình thứ hai chắc chắn sẽ giúp bạn vượt qua được phần nào nỗi lo về khoảng cách địa lý để yên tâm học tập cũng như hiện thực hóa những dự định dang dở của mình.