Khi đặt chân tới nước Pháp để bắt đầu cuộc hành trình du học của mình, các bạn sinh viên hãy đừng quên làm hồ sơ cư trú, đây là hồ sơ cần phải được lên kế hoạch hoàn thành đầu tiên, sau đó các bạn mới nên nghĩ đến việc mở tài khoản ngân hàng, xin hỗ trợ nhà ở (CAF). Vậy, hồ sơ cư trú được làm như thế nào và ở đâu?
Bắt đầu từ năm 2009, đối với các bạn sinh viên được nhận theo học ở một trường đại học của Pháp, trong thời hạn 3 tháng kể từ khi đặt chân tới Pháp, các bạn phải trình diện cơ quan xuất nhập cảnh (Ofii) để làm hồ sơ cư trú dài hạn.
Các cơ quan chịu trách nhiệm làm hồ sơ cư trú cho sinh viên
Bắt đầu từ năm 2009, đối với các bạn sinh viên được nhận theo học ở một trường đại học của Pháp, trong thời hạn 3 tháng kể từ khi đặt chân tới Pháp, các bạn phải trình diện cơ quan xuất nhập cảnh (Ofii) để làm hồ sơ cư trú dài hạn.
Khi được cấp visa ở Đại sứ quán
Pháp hay lãnh sự quán Pháp, bạn sẽ được nhắc về điều này và nó cũng được ghi rõ
ở giấy “formulaire de demande de l'attestation d’Ofii” đi kèm visa của bạn.
Về thủ tục xác nhận nhập cảnh, bạn
cần chuẩn bị:
- Bản copie hộ chiếu và visa của bạn
- Mẫu "formulaire d'attestation d’Ofii" được điền đầy đủ
- Chứng nhận nhà ở của bạn (attestation d'hebergement)
Sang năm thứ hai, bạn sẽ phải làm thẻ cư trú (titre de sejour) với ủy ban nhân dân tỉnh (prefecture). Bạn lưu ý trình diện prefecture 3 tháng trước khi thẻ cư trú của bạn hết hạn.
Hồ sơ cư trú sinh viên được làm ở prefecture bắt đầu từ năm thứ hai |
Về thủ tục, bạn đến prefecture, sau đó găp bộ phân phụ trách sinh viên nước ngoài để để đặt hẹn. Khi đến prefecture bạn cần mang theo:
- Đối với bậc cử nhân chỉ được xin cư trú từng năm một, bạn cần chuẩn bị hộ chiếu, thẻ cư trú sắp hết hạn, chứng nhận đăng kí học năm tới.
- Đối với bậc thạc sĩ trở lên bạn có thể xin được thẻ cư trú 2-4 năm (theo điều luật mới về thẻ cư trú được thông qua ngày 23-7-2015), bạn cần chuẩn bị hộ chiếu, thẻ cư trú sắp hết hạn và đăng kí học năm tới.
Song song với việc chuẩn bị hồ sơ kể trên, bạn sẽ phải điền giấy "formulaire de demande du renouvellement du titre de sejour" trước khi nhận được giấy triệu tập (convocation) mà trong đó ghi lại các giấy tờ cần thiết phải chuẩn bị cho lịch hẹn thứ nhất.
Song song với việc chuẩn bị hồ sơ kể trên, bạn sẽ phải điền giấy "formulaire de demande du renouvellement du titre de sejour" trước khi nhận được giấy triệu tập (convocation) mà trong đó ghi lại các giấy tờ cần thiết phải chuẩn bị cho lịch hẹn thứ nhất.
Lần hẹn đầu tiên, bạn sẽ nhận được giấy "recepisse", cho phép bạn cư trú tạm thời tại Pháp và đi lại trong cộng đồng châu Âu trong thời gian 3 tháng kể từ lúc thẻ cư trú cũ của bạn hết hạn.
Trong thời gian 3 tháng đó, bạn sẽ nhận được thư hẹn đến prefecture lần thứ hai, để nhận thẻ cư trú có giá trị trong thời hạn 1 năm kể từ lúc thẻ cư trú cũ của bạn hết hạn.
Recepisse có hiệu lực như titre de sejour trong thời gian ba tháng |
Trong thời gian 3 tháng đó, bạn sẽ nhận được thư hẹn đến prefecture lần thứ hai, để nhận thẻ cư trú có giá trị trong thời hạn 1 năm kể từ lúc thẻ cư trú cũ của bạn hết hạn.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng hầu hết các vùng yêu cầu bạn phải chứng minh có 6150 trong tài khoản để có thể chi tiêu trong 10 tháng, tương đương 615 euros/ tháng.
Trường đại học có bộ phận làm hồ sơ cư trú cho sinh viên không ?
Vì số lượng du học sinh tới Pháp ngày càng đông, một số trường đại học đã vào cuộc để tạo điều kiện cho các bạn du học sinh nhận được thẻ cư trú sớm. Các bạn sinh viên bắt đầu bước sang năm thứ hai tại Pháp nên đến phòng quan hệ quốc tế (service des relations internationaux) để hỏi xem trường của bạn có liên hệ với prefecture để làm thẻ cư trú cho bạn hay không. Nếu có thì thay vì phải xếp hàng dài ở prefecture, bạn chỉ cần đến trường của bạn.
Mọi thông tin cần chi tiết các bạn
vui lòng liên hệ tới công ty tư vấn du học Việt Pháp Á Âu qua email và số điện
thoại sau để được tư vấn miễn phí:
Email liên hệ:
thuhaduhocphap@gmail.com
Điện thoại liên lạc: 098 310
2258- chị Mai Thị Thu Hà
Chúc các bạn thành công!
Quang Duy NGUYEN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét